Cẩm nang SEO cho Website bán hàng

Cẩm nang SEO cho Website bán hàng

Ngày nay Social Media ngày càng quan trọng và nhận được sự ưu tiên hơn cả trong quá trình Marketing. Tuy nhiên SEO- tối ưu hóa công cụ tìm kiếm- vẫn là một công đoạn Marketing hiệu quả cao và bền vững cho website bán hàng Online.

Vai trò của SEO cho website bán hàng

Nói nôm na SEO là công việc giúp cho website của bạn hiện ra trên trang đầu của công cụ tìm kiếm (search engine). Theo thống kê thì người dùng ít khi nào mở sang trang thứ 2 của các kết quả tra cứu. Thế nên, khi làm dịch vụ SEO tốt thì trang web của bạn sẽ luôn hiện ra ở những vị trí top tìm kiếm, việc tìm kiếm khách hàng tìm đến website bạn sẽ cao hơn, doanh số sẽ cao hơn.

Cho nên dù quảng bá qua các kênh Social Media có tốt đến đâu đi chăng nữa thì cũng không được quê n thực hiện những việc sau đây để SEO cho website bán hàng online của mình nhé.

Những việc làm để SEO cho website bán hàng online

Đầu tiên quan trọng nhất là on page cho website, nói một cách khác bạn phải có một website bán hàng chuẩn SEO. Điều này sẽ thường được tối ưu sẵn khi bạn làm việc với một công ty bán thiết kế website chuyên nghiệp như Mona Media. Nếu chưa thì ngay lúc này hãy chọn cho mình một công ty thiết kế website uy tín để không phải mất nhiều thời gian  cho vệc onpage nhé.

Tối ưu từ khóa

Từ khi các công cụ tìm kiếm ra đời thì từ khóa luôn là mấu chốt dẫn tới sự thành công cho một trang web. Đối với website bán hàng online thì từ khóa lại càng thể hiện sự quan trọng của nó.

Bạn phải lựa chọn những từ khóa liên quan trực tiếp tới sản phẩm hoặc nội dung website.Bạn không nên chạy theo những từ khóa hot hay chèn những từ khóa không liên quan vào, việc đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tìm kiếm v à uy tín của website.

Một điều nữa là khách hàng không bao giờ chỉ tìm kiếm một sản phẩm chính mà còn những sản phẩm phụ theo sau nữa. Ví dụ khách hàng muốn tìm kiếm một căn hộ thì họ sẽ search “Căn hộ giá rẻ” hoặc “Căn hộ quận 5” chứ không ai chỉ search “Căn hộ” thôi. Chính vì thế hãy khôn khéo trong việc lựa chọn từ khóa có trên 3 ký tự để tăng độ chính xác trong tìm kiếm.

Từ khóa quá ngắn sẽ dẫn đến công cụ tìm kiếm sẽ hiểu là nó mang ý nghĩa quá chung chung và sẽ chọn lựa một từ khóa dài có uy tín và chính xác hơn.

Bạn nên chọn những từ khóa có độ cạnh tranh vừa phải để dễ dàng dành chiến thắng hơn trong những cuộc đua từ khóa nhé. Hãy tưởng tượng trong một cuộc đua ngang tài ngang sức thì khả năng bạn dành chiến thắng sẽ cao hơn là thi đua cùng với những ông lớn. Tuy nhiên không vì thế mà bạn chỉ chọn những từ khóa quá ít lượt truy cập, hãy khôn ngoan trong việc chọn lựa những từ khóa trung bình khá. Điều đó vừa khiến khả năng lên top cao vừa có những lượt tìm kiếm và truy cập thực sự.

 

Tối ưu Url

Url không chỉ là tấm bảng tên cho website của bạn mà nó còn là một tấm biển chỉ đường cho các công cụ tìm kiếm.

Url của website bán hàng và những trang đích không nên quá dài dòng. Hãy bỏ vào Url những từ khóa mục tiêu và bỏ bớt những từ dư thừa.

ạn nên dùng dấu gạch ngang (-) để ngăn cách các từ trong URL bởi các search engine đều “thích” dấu này hơn những dấu khác.

Cuối cùng, bạn không nên viết hoa trong URL bởi một số máy chủ Unix (HĐH Linux) sẽ phân biệt chữ viết hoa và viết thường. Điều này dẫn đến việc trang web của bạn sẽ có tới 2 đường dẫn, khiến nội dung bị trùng lặp và ảnh hưởng nặng đến hiệu quả SEO.

Tiêu đề

Các công cụ tìm kiếm ngày nay sử dụng các thuật toán tiên tiến, thậm chí là công nghệ máy học (machine learning) có thể nhận biết nội dung trang web một cách chính xác. Tuy vậy, nó vẫn dựa vào những điều kiện nhất định để thu thập, phân tích dữ liệu (index) và cho ra kết quả tra cứu sau cùng.

Và bất kỳ công cụ tìm kiếm nào cũng dựa vào thẻ (tag) để index. Vì vậy, bạn nên tối ưu các thẻ cho website của mình.

Đầu tiên là thẻ tiêu đề, hay còn gọi là title tag. Thẻ tiêu đề chuẩn SEO nên có khoảng 60-70 ký tự và chứa từ khóa mục tiêu của bạn. Làm như vậy sẽ thu hút cả Google Search và người đọc, giúp họ mau chóng nắm bắt được nội dung và thấy được những gì mình muốn tìm.

Bạn không nhất thiết phải đặt từ khóa ở đầu tiêu đề để tăng hiệu quả SEO như một vài lời khuyên khác. Điều quan trọng là tựa đề của bạn phải thật tự nhiên và lôi cuốn, không chỉ có từ khóa mà còn phải có những yếu tố hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu và cảm xúc người dùng. Những tiêu đề như vậy gọi là emotional heading, chứa một giá trị emotional market value (EMV) quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng thu hút người dùng của website.

Hãy nhớ rằng SEO không chỉ phục vụ riêng cho các công cụ tìm kiếm mà trên hết, là phục vụ cho người dùng.

Về mặt kỹ thuật, hãy gắn thẻ <h1> cho tiêu đề của mỗi trang trong website. Thẻ H1 giúp các bộ máy tìm kiếm xác định tiêu đề và nội dung chính của webpage. Một vài hệ thống quản trị nội dung (content management system – CMS) như WordPress có riêng một khung Tiêu đề cho bạn. Tuy nhiên một số khác lại không có, hoặc một vài theme WordPress cũng sẽ thay đổi cơ chế này. Cho nên để chắn ăn thì bạn nên tự thêm thẻ <h1> </h1>vào tiêu đề của mỗi trang. Mẫu link cũng như: thiết kế website bán hàng.

Tối ưu các thẻ khác

Ngoài tiêu đề ra thì nhiều thẻ khác cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả SEO của website.

Thẻ mô tả (meta description) cung cấp cái nhìn tổng quát về wesite và nội dung cho robot tìm kiếm và cả người dùng. Một đoạn mô tả vừa đủ dài nhưng lôi cuốn sẽ gây thêm nhiều tác động thu hút người dùng nhấp vào. Đoạn mô tả sẽ là phần quyết định sự hấp dẫn giữa 2 trang web có tiêu đề hao hao nhau.

Ngoài ra, bạn cũng nên điền nội dung cho các thẻ alt (alt tag), tương ứng với mỗi hình ảnh trong trang. Thẻ alt là dòng chữ thay thế cho nội dung hình ảnh phòng trường hợp ảnh load không được hoặc bị mất. Các search engine sẽ phân tích chúng để index và điều hướng, còn người dùng thì sẽ dựa vào đó mà hiểu hơn về nội dung website và hình ảnh minh họa.

Tăng tốc độ tải trang web

Tốc độ tải trang là một yếu tố quyết định đến kết quả đánh giá của các công cụ tìm kiếm. Website của bạn có tốc độ tải lâu hơn đối thủ 5s thì có thể sẽ xếp sau 5 bậc. Thời gian trên mạng trôi rất nhanh và không ai rảnh để chờ đợi một trang web load quá lâu, vì thế hãy làm mọi cách để tinh giản website bán hàng online của mình.

Bạn có thể nén ảnh để giảm tốc độ tải trang. Website bán hàng thường chứa rất nhiều hình ảnh, nào là hình minh họa sản phẩm, hình nền trang, cả banner quảng cáo cũng được là hình ảnh. Với hàng tá hình ảnh như vậy thì tốc độ tải trang sẽ giảm đáng kể cho dù chất lượng đường truyền có là bao nhiêu đi nữa.

Đối với video, bạn cần bỏ đi những đoạn dư thừa. Video sản phẩm, video giới thiệu website… bạn nên chọn hoặc tự làm những đoạn video ngắn nhất có thể, chỉ chứa những nội dung chính, cốt lõi. Bạn cũng cần nén video lại trước khi đăng tải lên trang web để rút ngắn thời gian tải trang.

Ngoài ra, bạn có thể nén cả cấu trúc của trang như HTML, CSS và Javascript. Những thứ này có vẻ chẳng chiếm bao nhiêu băng thông, nhưng nếu tính trên tổng số trang của một website thì cũng là một gánh nặng cho đường truyền internet. Vì thế, ngay cả bộ khung của website như HTML và CSS bạn cũng nên nén lại để có được tốc độ tải trang nhanh nhất có thể.

Cải thiện trải nghiệm trên điện thoại

Internet đã dần chuyển dịch lên di động, phần lớn người dùng mua sắm online thông qua smartphone. Vậy nên bạn phải tập trung phát triển, cải thiện phiên bản di động của website bán hàng online.

Bạn có thể thay đổi thiết kế, giao diện trang trên điện thoại di động. Trên nền tảng này, người dùng đòi hỏi ứng dụng phải dễ hiểu, dễ dùng và dễ điều hướng. Các thao tác phải nhanh, gọn, để có thể xem qua hàng loạt các sản phẩm một cách dễ dàng.

Thêm vào đó, nếu không có một ứng dụng di động cho website bán hàng của mình (không phải ai cũng làm được điều này), bạn nên thiết kế website cho có độ phản hồi cao. Responsive web design (RWD) là các trang web có thể thay đổi và thích ứng với mọi kích cỡ màn hình thiết bị. Điều này mang lại trải nghiệm tốt nhất cho tất cả mọi người, dù là đang sử dụng một chiếc smartphone nhỏ hay là một tablet cỡ lớn.

Sử dụng giao thức HTTPS

Các search engine sẽ ưu tiên những website có độ bảo mật cao trong các kết quả tra cứu. Đối với các website bán hàng, vấn đề này có thể được đặt lên hàng đầu, bởi chúng chứa nhiều thông tin nhạy cảm của người dùng như email, mã số thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,.v.v… Vì vậy, hãy sử dụng giao thức HTTPS cho website của bạn để tránh bị các công cụ tìm kiếm cho vào danh sách đen.

Tối ưu cho các danh mục sản phẩm

Danh mục sản phẩm là một thành phần không thể thiếu của bất kỳ trang thương mại điện tử (TMĐT) nào. Danh mục sản phẩm cho khách hàng biết loại sản phẩm được bán, là công cụ định hướng quan trọng trong quá trình mua sắm. Thế nên tối ưu cho các trang danh mục cũng tăng hiệu quả SEO cho website bán hàng của bạn.

Bạn nên đặt tựa đề cho các danh mục một cách ngắn gọn, nêu bật được loại sản phẩm chứa trong mục đó. Bạn có thể thêm vào những từ ngữ kích thích mua sắm để âm thầm kêu gọi nhu cầu của người dùng và tăng tỉ lệ nhấp (click-though rate – CTR) cho danh mục.

Bạn cũng nên mô tả từng danh mục một cách cụ thể để search engine và robot có thể nhận biết được nội dung. Điều này giúp quá trình index diễn ra nhanh chóng và tránh trường hợp các bị công cụ tìm kiếm bỏ qua vì không biết nội dung danh mục là gì.

Sử dụng schema markup

Schema markup là một đoạn mã có thể được chèn vào website của bạn, biến nó thành một dữ liệu có cấu trúc. Schema markup giúp mọi công cụ tìm kiếm có hiểu được nội dung trang web của bạn. Nếu như sử dụng HMTL bạn có thể chỉ định một dòng chữ làm tiêu đề, thì schema markup sẽ giúp công cụ tìm kiếm nhận biết tiêu đề đó đang nói về cái gì.

Không sử dụng schema markup, công cụ tìm kiếm sẽ khó có thể hiểu được nội dung website của bạn và xếp nó sau các trang khác có cấu trúc hơn. Ngoài ra, Google Search còn có thể dựa trên schema markup để hiển thị đánh giá sản phẩm ở ngoài trang kết quả tra cứu. Đây là một tính năng rất hữu ích cho việc marketing cho website bán hàng online.

Tạo sitemap

Trong quá trình index, các search engine sẽ thông qua các link trong trang web để kết nối với các trang khác. Bạn có thể trợ giúp, dẫn đường cho công cụ tìm kiếm bằng sitemap, tức bản đồ của website. Làm như vậy sẽ cải thiện quá trình index, giúp index nhanh hơn và không bỏ qua các trang con, các trang chưa phổ biến.

Tránh trùng lặp nội dung

Ở đây, trùng lặp nội dung không phải là do nội dung bị lặp từ hay lặp ý. Trùng lặp nội dung là hiện tượng nội dung website bị lặp do có 2 link cùng dẫn về một nguồn, hoặc do chia sẻ ở nhiều nơi khác nhau .v.v…

Ví dụ: trang web của bạn luôn bắt đầu bằng “www”, tuy nhiên khi người dùng thường chỉ nhớ tên trang web mà bỏ đi phần “www”. Khi họ gõ địa chỉ trang web không có “www” thì trình duyệt vẫn sẽ dẫn tới website của bạn. Tuy nhiên, các search engine sẽ nhận dạng đây là 2 phiên bản website khác nhau. Và vì thế cũng chứa những giá trị SEO khác nhau.

Những gì bạn cố gắng xây dựng cho wesbite của mình đều không thể áp dụng lên phiên bản còn lại. Chưa kể có nhiều phiên bản khác nhau của website sẽ khiến thời gian và số lượng đối tượng cần index sẽ tăng lên chóng mặt.

Trùng lặp nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến website và kết quả SEO. Điều này bắt buộc bạn phải áp dụng các biện pháp loại hiện tượng trùng lặp nội dung cho website của mình.

Có tới 3 phương pháp tránh và loại bỏ trùng lặp nội dung cho website:

1. 301 redirect
2. Sử dụng thẻ canonical URL
3. Kết hợp chỉnh sửa thẻ meta robots và robots.txt

301 redirect

Trong 3 phương pháp, chuyển hướng trang bằng đoạn mã trạng thái HTML 301 redirect là phương pháp phổ biến và đạt hiệu quả cao. Mã này sẽ thông báo với các công cụ tìm kiếm rằng website đã vĩnh viễn chuyển hướng về một địa chỉ mới. Như trong ví dụ về “www” thì sẽ chỉ có 1 trang duy nhất được index vì trang còn lại (không có “www”) đã được chuyển về trang có “www”.

Phương pháp 301 redirect này cho phép giữ lại tất cả những kết quả SEO đã có cho trang web được chuyển đi. Vì thế, nó không ảnh hưởng tới giá trị SEO của website bán hàng, cũng như là trải nghiệm của người dùng.

Tuy nhiên, loại bỏ các bản sao nội dung website bằng cách chuyển hướng 301 này cũng có những nhược điểm. Nếu bạn không thể truy cập file FPT của website thì bạn khó có thể thể gắn mã 301 redirect vào được. Ngoài ra, bạn phải chờ một khoảng thời gian để các search engine index lại trang web mới.

Có nhiều cách để chuyển hướng trang bằng 301 redirect:

Cách 1: Sử dụng plugin Yoast trong WordPress. Plugin Yoast rất phổ biến với những webmaster dùng WordPress, và Yoast cũng có chức năng 301 redirect.

Bạn chỉ cần vào mục Post/Page, cuộn chuột xuống và chọn Advanced trong mục WordPress SEO by Yoast. Bạn sẽ thấy mục 301 redirect với một khung nhập liệu trống. Dán địa chỉ URL cần chuyển hướng tới vào trong ô và bạn đã hoàn tất việc chuyển hướng trang bằng 301 redirect.

Cách 2: Tạo một file .htaccess có nội dung như sau rồi uplaod vào thư mục gốc của website:

Option +FollowSymLinks
RewriteEngine One
RewriteBase /
Redirect 301 [đường-dẫn-cũ] [đường-dẫn-mới]

Thẻ Canonical URL

Đây là phương pháp sử dụng thuộc tính rel=canonical để thông báo với các search engine rằng website của bạn đã được chuyển về địa chỉ khác. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hoạt động tốt đối với Google Search mà thôi.

Cách làm: Đặt thẻ sau vào trước thẻ đóng </head>

<link rel=”canonical” href=”{{ link gốc }}” />

Thêm noindex,follow vào thẻ meta robots và chỉnh sửa robots.txt

Nếu như 2 cách trên đều không hiệu quả, bạn có thể thử sang cách thứ 3 này. Thêm đoạn noindex,follow vào thẻ meta robots sẽ buộc các công cụ tìm kiếm ngừng index các webpage đó. Sau khi các trang đó biết mất khỏi danh sách đã index thì bạn nên chặn index hoàn toàn bằng file robots.txt.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi bạn phải có quyền truy cập vào file robots.txt mà một số CRM không cho phép.

Cách làm:

Thêm đoạn này vào website:
<meta name=”robots” content=”noindex,follow”>

Mở file robots.txt trong thư mục gốc của website bằng Notepad hoặc các trình chỉnh sửa văn bản, rồi thêm vào đoạn sau đây:
User-agent: *
Disallow: [url không muốn bị index]

Tối ưu các đường dẫn

Backlink

Backlink là những đường link dẫn về website bán hàng online của bạn từ những website khác. Backlink đóng một vai trò quan trọng trong quá trình SEO, quyết định độ liên quan và phổ biến của website của bạn.

Nếu bạn sử dụng backlink lung tung hoặc lạm dụng backlink thì sẽ bị Google và các search engine khác phạt, khiến thứ hạng trang web sụt giảm. Các thuật toán của công cụ tìm kiếm ngày càng thông minh, vì vậy bạn cần một chiến thuật xây dựng backlink thật hợp lý.

Bạn cần ưu tiên kiếm backlink ở các website có nội dung liên quan và có độ phổ biến cao.

Nội dung liên quan tới website bán hàng online của bạn sẽ giúp search engine index dễ hơn. Chúng còn có thể đề xuất trang của bạn khi người dùng truy cập trang kia.

Còn độ phổ biến của trang có backlink quyết định giá trị của backlink đó. Nếu trang web càng phổ biến, uy tín thì backlink cũng như website bán hàng online của bạn cũng sẽ được các search engine tin tưởng hơn.

Vì bạn đang SEO cho một website bán hàng online, bạn nên tích cực tham gia vào các diễn đàn mua bán hoặc các fanpage về mặt hàng đang kinh doanh. Tại đó bạn có thể để lại backlink dẫn traffic về website của mình. Hoặc bạn có thể để lại backlink trong các banner quảng cáo để người xem có thể ngay lập tức truy cập.

Tuy nhiên, dù là đặt ở đâu thì bạn cũng phải đảm bảo backlink luôn xuất hiện một cách tự nhiên. Có nhiều người chỉ vào các forum rồi “xin phép quảng cáo” và để lại backlink. Điều này bị xem là spam và bị lên án dữ dội bởi cộng đồng. Ngoài ra, các backlink phải có cả 2 thuộc tính follow và nofollow để các công tìm kiếm không nhận định rằng bạn đang thao túng kết quả tra cứu.

Link nội bộ

Khi có người truy cập vào website bán hàng online của bạn không có nghĩa là người ta sẽ mua hàng. Có thể họ tình cờ nhấp vào link, nếu thấy website không hấp dẫn thì sẽ thoát ra ngay. Việc này làm giảm bounce rate của website, chứng tỏ người khác không thích website của bạn. Mà người dùng không thích thì các search engine cũng vậy.

Để tăng cường bounce rate và tránh cảnh khách hàng thoát khỏi website, bạn có thể sử dụng các link nội bộ và hệ thống gợi ý sản phẩm. Các link nội bộ và hệ thống gợi ý có thể dẫn đến các sản phẩm khác tương tự như sản phẩm khách hàng đang xem. Hoặc bạn có thể chỉ cho khách hàng những sản phẩm đang hot, đang được nhiều người để ý.

Nếu họ không thích sản phẩm đang xem thì có thể xem qua sản phẩm tương tự. Nếu họ không có ý định mua sắm thì vẫn có thể bị những sản phẩm hot cuốn hút, kích thích. Link nội bộ và hệ thống gợi ý sẽ giúp bạn níu kéo khách hàng một cách âm thầm mà hiệu quả.

Link ngoài (outbound link)

Bên cạnh backlink và link nội bộ, link ngoài cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả SEO của trang. Bạn nên sử dụng link ngoài dẫn tới các website lớn có cùng nội dung, chủ đề với website bán hàng online của bạn. Việc này giúp các công cụ tìm kiếm nhận biết được chủ đề của trang bạn một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, có link về (backlink) thì cũng phải có link đi, điều này cho thấy website của bạn nằm trong một mạng lưới các website có liên kết với nhau và tăng độ tin cậy của website đối với các search engine.

Lời kết

Trên đây là những việc cần làm để tăng hiệu quả SEO cho các website bán hàng online. Có những việc dễ dàng được thực hiện, cũng có những việc khá phức tạp, đòi hỏi kiến thức về máy tính và lập trình Nếu không rành về lĩnh vực này, bạn có thể sử dụng một dịch vụ SEO chuyên nghiệp để tối ưu hóa cho trang web, để website của bạn trở thành một website TMĐT phổ biến và thành công.