Nữ sinh vùng nông thôn vẫn còn nhiều gian nan với cánh cửa đại học

0
180

Gia cảnh khó khăn cùng với quan niệm “con gái không cần học nhiều” là những nguyên nhân khiến cơ hội bước vào giảng đường đại học của nữ sinh vùng nông thôn trở nên khó khăn và truân chuyên.

Đồng bằng Sông Cửu Long- nơi có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất nước

Theo báo cáo tổng kết 5 năm phát triển Giáo dục, Đào tạo và Dạy nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2011- 2015, khu vực này hiện có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất nước, cụ thể: bậc THPT là 3,94% (cả nước 1,79%); THCS là 3,26% (cả nước 1,37%) và tiểu học là 0,45% (cả nước 0,16%)*. Trong đó, số lượng nữ sinh chiếm một phần không nhỏ.

Dù chưa đến tuổi lao động nhưng nhiều nữ sinh đã phải cùng gia đình mưu sinh hay tạm gác ước mơ tiến xa trên con đường học vấn chỉ vì không có tiền trang trải. Bên cạnh đó, quan niệm bất bình đẳng giới vẫn còn đang ăn sâu trong tâm trí của người dân vùng nông thôn, khi đi đến đâu cũng nghe thấy những câu như “con gái không cần học nhiều”, “con gái chỉ cần lấy chồng, sinh con thôi”... Điều này khiến cho khó khăn chồng chất khó khăn, ước mơ được thay đổi cuộc sống của các em ngày càng trở nên gian nan.

Nói về tình trạng này, cô T.M.H (giáo viên một trường THPT ở Vĩnh Long) chia sẻ: “Đa số các em nữ sinh chỉ học hết cấp 3, số còn lại thường nghỉ học ở nhà lấy chồng hoặc đi làm công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp để phụ giúp gia đình. Một số ít đậu đại học nhưng vì gia đình không đủ khả năng lo cho con đi học xa nên con đường học vấn cũng trở nên đứt đoạn và gian nan hơn”.

Giọng trầm buồn, em N.V (Trà Cú, Trà Vinh) chia sẻ: “Biết tin em đậu đại học, nhà em ai cũng vui nhưng nghĩ đến số tiền học phí đóng hàng năm rồi các khoản chi phí sinh hoạt, đi lại, ăn uống… nên mọi người rất lo lắng. Chưa kể, việc đi học cũng khiến cho gia đình mất đi một lao động”.

Được biết, nhiều tổ chức xã hội, ban ngành đã cùng chung tay xây dựng các chương trình từ thiện, quỹ học bổng để giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường, nhất là đối tượng học sinh sắp vào đại học. Tuy nhiên, nhìn chung các chương trình đồng hành để trở thành điểm tựa về tài chính và tinh thần cho nữ sinh vẫn còn nhiều hạn chế.

Chung tay đồng hành vì tương lai nữ sinh Việt Nam

Tuy còn nhiều khó khăn và rào cản trong cuộc sống, nhưng không ít nữ sinh vùng nông thôn đã nỗ lực vượt qua để có cơ hội bước vào cánh cửa đại học, mở ra một tương lai tốt đẹp hơn. Vì hơn ai hết, các em hiểu được giá trị của việc học và muốn thay đổi tương lai của chính bản thân mình bằng con đường học vấn.

Trên tinh thần chia sẻ và đồng hành vì tương lai nữ sinh Việt Nam, Hotdeal chính thức khởi xướng Quỹ Hỗ trợ nữ sinh vùng nông thôn với mục tiêu hỗ trợ về mặt tài chính, giảm tải gánh nặng chi phí học tập ban đầu cho các em khi bước vào giảng đường đại học. Chương trình cũng mong muốn sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ nữ sinh Việt Nam, góp phần nhân rộng những tấm gương sáng điển hình luôn nỗ lực trong học tập và cuộc sống. Đặc biệt thông qua chương trình này, Hotdeal hy vọng khoảng cách bất bình đẳng giới sẽ ngày càng được rút ngắn, tạo cơ hội và điều kiện để nữ sinh vùng nông thôn được thực hiện ước mơ, bắt đầu bằng việc chạm tay vào cánh cửa đại học.

Nói về Quỹ Hỗ trợ nữ sinh vùng nông thôn, ông Lê An Bình, Giám đốc Marketing Hotdeal chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy được sự thiệt thòi của các em sinh sống tại khu vực nông thôn, đặc biệt là nữ sinh vì sự thiếu thốn về vật chất và quan điểm về việc học tập. Chúng tôi mong muốn được tiếp sức cho các bạn nữ sinh thực hiện ước mơ vào đại học, bởi đây là một trong những con đường giúp mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân các em và gia đình. Hotdeal cũng hy vọng cộng đồng sẽ chung tay tham gia chương trình để nhiều nữ sinh có thêm cơ hội bước vào giảng đường đại học và lan tỏa chương trình đến với nhiều người”.

hotdeal3

Chỉ trong thời gian ngắn, đã có hơn 3.000 người chung tay đóng góp cho Quỹ Hỗ trợ nữ sinh vùng nông thôn

Theo đó, từ 22/8 đến 18/9/2017, khi mua bất kỳ đơn hàng từ 300.000 đồng tại hotdeal.vn, bạn đã xây dựng thêm 5.000 đồng vào Quỹ Hỗ trợ nữ sinh vùng nông thôn có hoàn cảnh khó khăn cùng chương trình.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here