Trang chủ Xe Xe máy điện Pega NewTech: Xe “tàu” mang mác Việt?

Xe máy điện Pega NewTech: Xe “tàu” mang mác Việt?

0
191

Được giới thiệu là xe máy điện của người Việt Nam, nhưng xe Pega NewTech có thiết kế gần như y hệt một mẫu xe điện Trung Quốc.

Bên cạnh xe máy, các dòng xe điện cũng đang phát triển sau sự xuất hiện của xe máy điện VinFast, trong đó có hãng xe máy điện Pega cũng đang được quảng cáo rầm rộ. Mới đây nhất, hãng xe này tung ra chiến dịch “đập xe máy đổi xe điện”. Tuy nhiên, chiến dịch này đang vấp phải nhiều ý kiến tranh luận trái chiều, thậm chí theo các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông thì ý tưởng này đang trả lại tác dụng ngược.

Mới đây, hãng xe điện Pega đã chính thức ra mắt mẫu tay ga chạy điện NewTech tại Việt Nam. Theo đại diện hãng, mẫu xe này gây ấn tượng với tầm hoạt động lên đến 90 km khi sạc đầy bình, tốc độ tối đa 70 km/h và có giá 25 triệu đồng. Sau khi ra mắt, NewTech được kỳ vọng sẽ là đối trọng của VinFast Klara trong phân khúc xe tay ga điện.

Trước thời điểm NewTech ra mắt, một mẫu xe điện có ngoại hình tương tự được giới thiệu tại Trung Quốc. Đó chính là mẫu xe điện Tiger X6 đến từ hãng Aima. Mẫu xe này cũng được một số cửa hàng xe điện mang về Việt Nam bày bán.

Không khó để nhận ra sự tương đồng đến 99% ở thiết kế của Pega NewTech và Aima Tiger X6. Từ kính chắn gió, cách bố trí đèn cho đến cặp mâm cánh xoắn 12 inch độc đáo.

Theo Aima, Tiger X6 có kích thước tổng thể dài x rộng x cao lần lượt là 1.880 x 710 x 1.100 (mm). Khối lượng khô 80 kg và tải trọng 180 kg. Những con số này trên Pega NewTech là 1.878 x 770 x 1.130 (mm), khối lượng khô 123 kg và tải trọng lên đến 250 kg. Kích thước và tải trọng trên NewTech tỏ ra vượt trội so với ”anh em song sinh” đến từ Trung Quốc. Người sử dụng thường xuyên phàn nàn về tuổi thọ và chất lượng của bình ắc-quy và pin điện, các mẫu xe điện xuất hiện tại Việt Nam hầu hết có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Đối với xe điện chạy ắc-quy, thời gian ắc-quy cần thay thế là khoảng 2 năm sử dụng, tương đương với 350-500 lần sạc. Giá cho bình ắc-quy là khoảng 1,5 triệu đối với bộ bình 48V-12Ah, 2 triệu với bộ bình 48V-20Ah và 2,5 triệu đối với bộ bình 60V-20Ah và 3 triệu đồng với bộ bình 72V-20Ah. Đây là mức giá với điều kiện mang bình ắc-quy cũ tới đổi bình mới.

Như vậy, người sử dụng xe điện sẽ phải tốn khoảng 2-3 triệu ”đều đặn” mỗi năm cho bình ắc-quy chì. Trong khi đó, bình ắc-quy trên xe tay ga chạy xăng có giá từ 300.000-500.000 đồng và có thể sử dụng đến 3 năm trong điều kiện bình thường.

Với tần suất thay ắc-quy ”chóng mặt” như vậy, nhiều người sử dụng xe điện thường ngừng sử dụng sau 3-4 năm, các bộ phận trên xe cũng xuống cấp nặng nề. Sau quãng thời gian đó, hầu như chiếc xe không còn giá trị để bán lại hoặc nếu bán lại được, chiếc xe cũng mất giá rất nhiều, chỉ còn 20% giá trị ban đầu.

Vì vậy, không ít người dùng cũng cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn mua hay không mua xe máy điện, để tránh nhận trái đắng sau một quá trình sử dụng.

0 BÌNH LUẬN