“Trường học 4.0”: ai cũng biết nhưng hiểu thế nào thì mới đúng ?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra thách thức ngành giáo dục phải thay đổi cách dạy và họcđể tạo ra thế hệ trẻ Việt năng động và bản lĩnh.

Ngày 10/03, Hội nghị chủ đề Trường học 4.0 do Đại Học FPT tổ chức với sự tham gia của gần 100 thầy cô giáo Ban giám hiệu và thầy cô đại diện các trường THPT tại Hà Nội. Tham gia sự kiện có ông Nguyễn Hữu Thái Hòa – Phó chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Dầu khí Việt Nam – đã nêu ra thách thức “thay đổi ngay” cách dạy và học đối với giáo dục Việt Nam.

Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ công nghệ?

Từ góc độ nghiên cứu, ông Hoà chia sẻ: “Tôi thường xuyên làm việc với các chuyên gia, sở hữu trí tuệ thì theo thống kê đóng góp trí tuệ cho GDP của Việt Nam cực kỳ thấp, dưới 5%, Trong khi đó chỉ số đóng góp trí tuệ cho GDP Nhật Bản là trên 75%. Với tình cảnh này, cơ sở nào để nói rằng chúng ta đứng lên dẫn đầu làn sóng công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, Việt Nam cần nhìn lại cuộc cách mạng này và xem Việt Nam đang đứng ở đâu?”

Thực tế cho thấy, cách mạng công nghệ 4.0 đã thay đổi Việt Nam nhưng vấn đề không nằm ở công nghệ mà ở cách chúng ta hành xử. Tốc độ tăng trưởng internet và điện thoại Việt Nam (theo WEF) đang đứng số 1 thế giới. Bên cạnh đó, sự đầu tư mạnh mẽ vào Internet, hạ tầng công nghệ của các tập đoàn lớn như FPT, Viettel, VNPT… trong 15 – 20 năm qua đã tạo ra một thị trường vô cùng thuận lợi để làm công nghệ.  Tại sao các doanh nghiệp sử dụng công nghệ như Facebook, Uber, Grab, … thành công mạnh mẽ tại Việt Nam? Bởi vì Việt Nam đã có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin quá sẵn sàng để các doanh nghiệp công nghệ lựa chọn đầu tư và kinh doanh.

Nên giáo dục Việt Nam đang có “lỗ hổng” nào trong đào tạo?

Toàn cầu hoá mang đến sự bùng nổ việc làm cho giới trẻ. Tốc độ gia tăng nhân sự rất lớn của các Tập đoàn trong những năm qua, ví dụ: Tập đoàn FPT từ vài nghìn người cho tới khoảng 28.000 nhân viên hiện tại, hay VNPT có 40.000 nhân viên, Viettel với 70.000 nhân viên… thì số lượng sinh viên được Đại Học FPT đào tạo hàng năm cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực này.

Ngành Giáo dục Việt Nam đang đứng trước thách thức: Đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Muốn đạt được điều đó thì cần “thay đổi” tư duy dạy và học hiện nay. Các thầy cô cần hiểu rằng, không chỉ truyền thụ kiến thức khô khan mà cần dạy cả kĩ năng. Thế hệ trẻ đang thiếu quá nhiều kĩ năng: Thiếu sự chủ động trong học tập và cuộc sống; Thiếu kỹ năng công nghệ thông tin; Thiếu kỹ năng toàn cầu; Thiếu tư duy giải pháp; …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...