THỰC TRẠNG CẤP COE DU HỌC NHẬT BẢN NĂM 2018

COE là một cánh cửa quan trọng, quyết định rất lớn đến việc bạn có thể thực hiện được ước mơ du học Nhật Bản hay không. Nhưng để vượt qua được cánh cửa đó thì việc tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng là điều vô cùng cần thiết. Những năm gần đây việc xét duyệt COE du học Nhật Bản ngày càng khó khăn hơn do chính sách giảm lượng du học sinh (DHS) quốc tế từ chính phủ Nhật. Vì vậy, để các bạn có cái nhìn chi tiết hơn về các chính sách và thực trạng cấp COE, Jellyfish xin gửi đến các bạn bài viết “Thực trạng cấp COE du học Nhật Bản năm 2018

I – COE LÀ GÌ? CHÍNH SÁCH XÉT DUYỆT COE DU HỌC NHẬT BẢN

1 – COE là gì?

Nếu như Visa là giấy tờ bắt buộc để được nhập cảnh vào Nhật Bản thì COE gần như là giấy tờ bắt buộc để xin được Visa.

COE (hay Certificate of Eligibility) là giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho DHS, được cấp bởi Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản, nhằm xác nhận về tư các lưu trú hợp pháp của bạn tại Nhật. COE là loại giấy tờ bắt buộc phải có khi bạn có dự định sang Nhật lưu trú trong một thời gian dài hơn 90 ngày cho mục đích: học tập, làm việc, định cư thì đều cần xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE. Nếu không, bạn sẽ được trục xuất về nước vì lưu trú bất hợp pháp tại Nhật Bản.

2 – Có gì thay đổi trong chính sách xét duyệt COE du học Nhật Bản?

Để đảm bảo chất lượng đào tạo tại các trường Nhật ngữ cũng như chất lượng của DHS, chính phủ Nhật đưa ra quyết định đóng cửa nhiều trường Nhật ngữ kém chất lượng, nâng cao chất lượng hồ sơ du học thông qua việc thắt chặt việc cấp COE du học Nhật Bản cho DHS quốc tế (trong đó có Việt Nam).

Theo đó, Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đã có một số những thay đổi như thay đổi trong việc xét duyệt hồ sơ COE năm 2018 – 2019 liên quan đến các vấn đề về: Hồ sơ chứng minh tài chính; Năng lực học tập, mục đích du học cũng như khả năng tiếng Nhật của DHS, ... Để tìm hiểu thông tin chi tiết, các bạn có thể xem thêm tại bài viết dưới đây:

>> Chính sách xét duyệt COE và Visa du học Nhật Bản năm 2018 – 2019

II – THỰC TRẠNG TỶ LỆ ĐỖ COE CỦA DHS NĂM 2017 VÀ 2018

a) Số lượng hồ sơ đăng ký COE năm 2018 giảm mạnh so với năm 2017

Theo kết quả điều tra từ Hiệp hội giáo dục tiếng Nhật, trong hai năm 2017 và 2018, số lượng du học sinh (DHS) Việt Nam đăng ký giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật Bản (COE) chỉ đứng thứ 2, sau Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ đăng ký COE năm 2018 có sự giảm rõ rệt so với năm 2017.

Cụ thể, dựa trên số liệu từ 198 trường Nhật ngữ, số lượng DHS Việt Nam đăng ký giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) kỳ tháng 10/2017 là 2540 người, nhưng đến kỳ tháng 10/2018, số lượng trên chỉ còn 1882 người (giảm 25% so với năm 2017). Trong khi đó số lượng hồ sơ đăng ký của Trung Quốc chỉ giảm 11.6%, ngược lại số lượng hồ sơ đăng ký tại Nepal tăng gần 10% và Myanmar tăng 11%.

thuc-trang-dieu-tra-dang-ky-coe-tai-cac-truong-nhat-ngu

Bảng: Kết quả điều tra tình trạng đăng ký giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE)

Nguyên nhân gì khiến số lượng hồ sơ đăng ký COE tại Việt Nam giảm mạnh như vậy?

Trong những năm trở lại đây, số lượng DHS Việt Nam tại Nhật Bản tăng đột biến, chiếm gần 40% thị phần DHS quốc tế tại Nhật. Tuy nhiên, phần nhiều trong số đó không thực sự đầu tư cho việc học mà coi du học thực chất như một con đường để qua Nhật làm việc bất hợp pháp.

Số lượng DHS bỏ trốn tăng vọt gây khó khăn trong việc kiểm soát đã buộc Chính phủ Nhật phải đưa ra những điều chỉnh quan trọng trong chính sách quản lý người nước ngoài tại Nhật, ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng DHS. Theo thông tin chính thống từ tờ Nhật báo Senkai Nhật Bản, từ tháng 3/2017, Chính phủ Nhật sẽ thông qua chính sách thắt chặt cấp COE và Visa du học Nhật Bản đối với DHS thuộc 05 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Nepal và Sri Lanka.

Vì chính sách mới trên, những DHS có lý do du học không chính đáng đều bị Cục xuất nhập cảnh xem xét rất kỹ và hồ sơ rất dễ bị cho vào “blacklist”, trường hợp nặng nhất là sẽ bị mất hoàn toàn quyền nhập cảnh vào đất Nhật dưới mọi hình thức. Sự cương quyết từ Chính phủ Nhật đã phần nào có những chuyển biến tốt, đẩy lùi được nhiều trường hợp “du học ma” từ nhiều nước. Đó là lý do giải thích vì sao số lượng đăng ký COE du học Nhật Bản tại Việt Nam kỳ tháng 10/2018 so với cùng kỳ năm 2017 lại có sự giảm rõ rệt như vậy.

b) Tỷ lệ đậu COE năm 2018 tăng so với năm 2017

Nhiều người cho rằng chính sách thắt chặt COE và Visa du học của Chính phủ Nhật gây nhiều khó khăn cho những bạn có ước mơ du học Nhật. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ tích cực, chính sách trên chính là cơ hội dành cho những bạn có mong muốn du học thực sự.

Thị trường tuyển dụng của Nhật Bản và nhiều quốc gia phát triển trên thế giới luôn đánh giá cao nguồn nhân sự Việt Nam bởi thái độ làm việc nghiêm túc và hiệu quả công việc cao. Thêm vào đó, những chính sách ngoại giao tích cực trong thời gian gần đây đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản. Do vậy, trong kế hoạch thu hút và phát triển nguồn nhân sự quốc tế của chính phủ Nhật, Việt Nam luôn chiếm tỉ trọng cao và ổn định. Điển hình như trong kết quả điều tra trên, tuy số lượng hồ sơ đăng ký COE du học Nhật Bản của Việt Nam kỳ tháng 10/2018 giảm 25% so với năm 2017 nhưng tỷ lệ đỗ COE lại tăng hơn 5.4%, trong khi những nước như Nepal, Myanmar, Sri Lanka đều có tỷ lệ đậu COE giảm rõ rệt.

thuc-trang-dang-ky-coe-theo-khu-vuc

Bảng: Kết quả điều tra tình trạng đăng ký và cấp COE tại từng khu vực

Cũng theo Báo cáo trên, tỷ lệ DHS Việt Nam và Trung Quốc đăng ký COE tại các thành phố lớn có tỷ lệ đỗ COE hơn hẳn so với nước khác trong cùng khu vực. Cụ thể như tại khu vực Tokyo, số lượng DHS Nepal được cấp COE chỉ vào khoảng 18%, Myanmar là 33% còn đối với DHS Việt Nam tỷ lệ đỗ là 92%.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...