ĐỪNG NHẦM LẪN GIỮA DU HỌC NHẬT BẢN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Việc nhầm lẫn giữa du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng lượng du học sinh (DHS) Việt Nam tại Nhật Bản bị trục xuất về nước đang không ngừng tăng lên. Thực trạng này đã và đang dẫn đến những tác động hết sức tiêu cực đối với hình ảnh cộng động người Việt tại Nhật, khiến cho DHS phải đối mặt với những chính sách quản lý khắt khe hơn của Chính phủ Nhật Bản. Quan trọng hơn cả, việc bị buộc thôi học, trục xuất về nước còn khiến cho hành trình hiện thực hóa giấc mơ du học của DHS phải khép lại khi còn đang dang dở.

1 – ĐỪNG NHẦM LẪN DU HỌC NHẬT BẢN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Vậy tại sao lại có sự nhầm lẫn này? Tỉ lệ du học sinh bị trục xuất về nước tăng lên có khiến cho việc xét duyệt Visa du học Nhật trở nên khó khăn hơn? Chính sách quản lý DHS quốc tế (đặc biệt là DHS Việt Nam) có những điều chỉnh như thế nào? Du học Nhật có còn hấp dẫn nếu DHS bị hạn chế cơ hội kiếm tiền? Thách thức và cơ hội nào dành cho các bạn học sinh, sinh viên đang có nguyện vọng du học học, hướng đến sinh sống và làm việc lâu dài tại Nhật với những chế độ đãi ngộ tốt?

Việc có quá nhiều thông tin trái chiều với những vấn đề bỏ ngỏ bên trên đã khiến nhiều bạn trẻ đang có dự định đi du học phải e ngại, thậm chí từ bỏ ước mơ của mình. Trước khi đưa ra những chia sẻ, lý giải cụ thể, Jellyfish Education Việt Nam xin được khẳng định rằng: Cơ hội vẫn còn đó cho Du học sinh tại Nhật, với điều kiện tiên quyết: không tư duy đánh đồng Du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động.

Không thể đánh đồng Du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động chỉ vì loại hình Du học vừa học vừa làm hay còn gọi là Du học tự túc

Du học thường được phân chia thành 2 loại: du học tực túc và du học do nhận được học bổng.

Tính đến cuối năm 2017, có khoảng 61,671 DHS Việt Nam (năm 1972 con số này được ghi nhận là 773 người) theo học tại Nhật, trong đó, 80% DHS đến Nhật theo hình thức du học tự túc.

Từ năm 2011, khái niệm du học Nhật vừa học vừa làm bắt đầu xuất hiện thay thế cho du học tự túc, dần trở nên phổ biến và thực sự bùng nổ trong 3 năm trở lại đây. Khái niệm này xuất phát từ cơ hội làm thêm dành cho các bạn du học sinh tại Nhật.

Công việc làm thêm với ý nghĩa tạo ra cơ hội để DHS tăng khả năng giao tiếp, giúp DHS hòa nhập nhanh hơn ở môi trường mới. Với số tiền kiếm được từ việc làm thêm, nếu chi tiêu hợp lý, DHS hoàn toàn có thể trang trải được chi phí sinh hoạt hàng tháng của mình. Tuy nhiên, khi cơ hội làm thêm càng rộng mở, những cám dỗ cũng đến và du học sinh phải đối mặt với những thách thức khi không thể cân bằng được việc học và việc làm thêm. Lâu dần, việc du học dần trở thành vỏ bọc trá hình để DHS kiếm tiền, với lầm tưởng có thể dễ dàng đạt được song song cả 2 mục tiêu có nhiều tiền và có bằng cấp.

Chúng ta cần xác định rằng bản chất của du học là để nâng cao tri thức, phục vụ cho sự nghiệp lâu dài sau này. Đây là sự đầu tư dài hạn. Nếu không muốn mất thời gian đầu tư, và muốn kiếm tiền nhanh chóng, bạn nên xem xét lại kế hoạch du học Nhật của mình, đừng đánh đồng du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động.

2 – THỰC TRẠNG DHS VIỆT NAM TẠI NHẬT QUA CÁC CON SỐ

Thực trạng DHS Việt Nam tại Nhật qua các con số biết nói

  • Việt Nam đứng thứ 2 trong Top các quốc gia có lượng DHS đến Nhật nhiều nhất.
  • Số lượng DHS Việt Nam đến Nhật trung bình tăng 15% hàng năm và chưa có dấu hiệu giảm
  • 28 là số giờ tối đa 1 tuần DHS được phép làm thêm tại Nhật Bản, song có rất nhiều DHS Việt Nam đã và đang làm đến 20 giờ/ ngày.
  • Chính phủ Nhật Bản kỳ sắc lệnh ngày 22/8/2017 trục xuất hơn 6000 du học sinh Việt Nam làm quá 28 tiếng/tuần tại 4 tỉnh Fukuoka, Osaka, Kagawa, Tokyo.
  • 2556 là số lượng vụ phạm tội tại Nhật do người Việt Nam, đứng thứ 2 trong tổng số vụ phạm tội do người nước ngoài gây ra ở quốc gia này.
  • Du học sinh Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia bị áp dụng chính sách nghiêm ngặt hơn về nhập cảnh vào Nhật Bản từ giữa tháng 3/2017, cùng với Trung Quốc, Nepal, Myanmar, Sri Lanka.

Có thể thấy rằng, cộng đồng DHS Việt Nam tại Nhật đã và đang đóng góp rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế cũng như mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. Song, trước thực trạng học sinh, sinh viên đổ xô tìm cách đi du học để làm thêm kiếm tiền do sự hiểu sai lệch về “Du học Nhật Bản và Xuất khẩu lao động” khiến hình ảnh cộng đồng DHS Việt Nam đang xấu đi rất nhiều. Với những con số thể hiện sự tiêu cực như trên, DHS Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn nhất, đến từ việc điều chỉnh chính sách quản lý của Chính phủ Nhật Bản:

  1. Số lượng sinh viên được chấp thuận bởi các trường Nhật ngữ uy tín sẽ hạn chế hơn do các trường đều rất thận trọng trong việc sàng lọc ứng viên, đồng thời Bộ tư pháp Nhật Bản trong năm 2018 sẽ đóng 50% trường dạy tiếng Nhật (các cơ sở mới không chứng minh được khả năng đào tạo hoặc những cơ sở đã hoạt động lâu năm nhưng tỉ lệ học sinh bỏ trốn cao).
  2. Tỉ lệ trượt COE/Visa du học Nhật Bản ngày càng tăng do Quy trình xét duyệt của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nghiêm ngặt hơn.
  3. Khả năng gia hạn Visa du học và chuyển đổi sang Visa lao động thấp do điều kiện xét tuyển được nâng cao.

Với những thực trạng và thách thức trên, Nhật Bản có còn là miền đất hứa với du học sinh Việt Nam?

Câu hỏi khác được đặt ra là: tại sao du học Nhật lại trở nên hấp dẫn với các bạn trẻ Việt Nam?
Lí do quan trọng nhất là cơ hội phát triển nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học.
Doanh nghiệp Nhật Bản không ngừng rót vốn đầu tư vào Việt Nam, do đó, cơ hội việc làm hết sức rộng mở với các bạn sinh viên biết tiếng Nhật và am hiểu cách làm việc với người Nhật.

Nhật Bản là quán quân FDI vào Việt Nam năm 2017

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhật ngày càng ưu tiên sử dụng nguồn nhân sự quốc tế.

Lí do các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng ưu tiên sử dụng nhân sự quốc tế

Nhật Bản vẫn sẽ là miền đất hứa cho DHS Việt Nam khi mà cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp Nhật hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật vẫn không ngừng gia tăng. Bởi, dù điều thôi thúc ban đầu khiến DHS lựa chọn Nhật Bản là gì thì đích đến sẽ luôn gắn với cơ hội việc làm.

Những điều chỉnh trong chính sách quản lý của Chính phủ Nhật Bản chỉ nhằm hạn chế tình trạng du học sinh đến Nhật với mục đích không chính đáng. Mà nguyên nhân chính là do sự hiểu sai của các bạn về du học Nhật Bản và xuất khẩu lao động, dẫn đến tình trạng DHS bỏ trốn tăng lên rất nhiều. Nếu bạn yêu thích nền văn hóa, đất nước, con người Nhật Bản; mong muốn được trải nghiệm nền giáo dục tiên tiến và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp lâu dài; có kế hoạch học tập rõ ràng và khả năng tài chính, cơ hội đến với đất nước Mặt trời mọc vẫn luôn rộng mở với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...