Từ khi tàu cao tốc ra đời đã thực sự trở thành đại diện tuyệt đối tôn trọng thời gian của người Nhật. Điểm đáng nói, họ không ỷ vào sự siêu nhanh của phương tiện này mà chậm trễ, trái lại khi di chuyển bằng phương tiện này lại đòi hỏi sự chính xác về thời gian cao hơn. Khi đi tàu cao tốc chỉ cần trễ 1 phút, thậm chí là chỉ 30 giây bạn sẽ phải mua vé lượt sau. Mà phí cho 1 lần mua vé không hề rẻ. Ví dụ cho thấy trong chuyến tàu đi từ Osaka đi Tokyo, bạn sẽ tốn thêm 2.000 yên (khoảng 400.000 đồng tiền Việt) mua lại vé. Rõ ràng hậu quả của việc trễ giờ là không hề nhỏ
Tại các trường học của Nhật, dù thời tiết lạnh từ 2-3 độ nhưng điều chúng ta đều có thể quan sát được là thầy cô sẽ có mặt trước 5 phút, đến từng bàn phát tài liệu cho học viên kèm theo lời chào ngày mới tốt lành. Đúng giờ vào lớp, cửa lớp sẽ khép lại, giáo viên sẽ bắt đầu bài giảng. Thế nên sinh viên đều đúng giờ vì họ sẽ không còn cơ hội tham gia lớp học nếu đi trễ.
- Học người Nhật từ bài học không sai giờ dù chỉ một giây.
Người Nhật luôn mang trong mình nguyên tắc công việc: Thời đại công nghiệp hóa với sự vận hành của máy móc thay cho lao động chân tay không cho phép họ chậm hoặc sớm một giây, nếu muốn sản phẩm tạo ra hoàn chỉnh không có khuyết điểm nào. Có thể lấy một ví dụ ngộ nghĩnh, thú vị: Giống như làm bánh rán tại Nhật, đúng phút thì bánh mới đủ vàng, đủ thơm, không thừa và lại càng không được thiếu về thời gian. Bởi vậy trẻ con trên thế giới khi nghe bánh rán Doraemon của Nhật Bản đã hình dung được vị ngon của loại bánh này cũng là điều dễ hiểu.
Người Nhật vẫn thường lý giải cho “nguyên tắc vàng” về việc đúng giờ của họ: Đến sớm hơn có thể khiến bạn mệt mỏi nhưng trễ hơn thì thật tệ hại, mọi giao dịch có thể đã kết thúc thông qua một cái click chuột chỉ trong một giây ngắn ngủi trước. Chính yêu cầu đúng giờ đi kèm với đảm bảo chất lượng công việc ở mức cạnh tranh nhất đã khiến cho cuộc sống của người Nhật trở nên hiệu quả, logic và khoa học hơn rất nhiều.
Người Nhật rất nghiêm khắc với bản thân về việc đúng giờ, chậm một phút cũng đã là chậm, như một cách tôn trọng mọi người xung quanh. Vì vậy họ cũng rất mong muốn đối phương tôn trọng lại mình. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy được: Việc trễ giờ lại là một yếu điểm của đại đa số du học sinh người Việt. Và ở Nhật, một trong số những “thước đo” chuẩn đánh giá về ý thức của mỗi học sinh là việc đúng giờ. Chính vì thế, mỗi du học sinh ngay từ bây giờ, hãy nên rèn luyện cho mình thói quen cần thiết để quen dần với nếp sống văn minh đến từ đất nước này. Dần dần bạn sẽ tạo cho mình nếp sống khoa học không kém gì người Nhật:
- Lên thời gian biểu sắp xếp hợp lý cho từng ngày, kể cả việc học trên trường hay đi làm thêm.
- Tập thói quen ghi chú trên lịch, đặt báo thức cho những thời gian lặp lại hằng ngày như thức dậy, đi học, đi làm…
- Nếu trường hay nơi ở của bạn xa hoặc không thuận tiện cho việc đi lại, hãy bố trí thời gian cho việc di chuyển đó nhiều hơn, ít nhất từ 15 phút đến 20 phút.
- Nếu có trường hợp đột xuất xảy ra phải đến muộn, bạn cần gọi điện thông báo hay xin phép dù chỉ chậm trễ 5 phút.
Học tập cách quản lý thời gian biểu khoa học và logic như người Nhật, chắc chắn bạn sẽ thấy ngạc nhiên với chính hiệu quả từ công việc và học tập của mình! Hãy là một du học sinh thông minh ngay từ cách quản lý thời gian nhé, để có thể đúng giờ như người Nhật!