Trang chủ Giáo dục Khi trẻ hồn nhiên gian dối

Khi trẻ hồn nhiên gian dối

0
195

Vì nhiều lý do mà người lớn đã vô tình gieo cho con trẻ việc nói dối trong học tập và cuộc sống. Những lời nói dối ấy sẽ lớn dần theo thời gian, thành thói quen không sửa được.

Cô em đồng nghiệp kể mấy năm công tác ở trường cũ, cô được rất nhiều học trò yêu mến. Khi viết bài văn về thầy cô, cô vẫn được nhiều học trò lựa chọn.

 “Chắp” cô này, “vá” cô kia

Một lần, có học trò cũ tâm sự với cô: “Hôm làm bài kiểm tra tả về một cô giáo mà em yêu mến, em đã miêu tả cô giáo đang dạy văn lớp em, nhưng em tả cả cô nữa đấy”.

Cô em đồng nghiệp ngạc nhiên, hỏi trò: “Sao em tả cô giáo đang dạy em lại còn tả cả cô vào bài văn nữa?”.

Học trò liền trả lời: “Người mà em muốn tả là cô. Nhưng em sợ tả cô sẽ làm cho cô giáo đang dạy em buồn”. Cô em chưa kịp hỏi thì học trò nói tiếp: “Em mượn dáng đi, khuôn mặt, nụ cười của cô, giọng nói và lời giảng của cô để viết về cô ấy. Nhưng khi tả thân hình, em không mượn cô để tả cô ấy được, vì cô ấy hơi mập và không cao như cô”.

Cô em đồng nghiệp mới hỏi lại: “Em miêu tả ai thì miêu tả một người, chứ sao lại lấy một số điểm của cô để ghép vào cô ấy? Như vậy là em đã viết dối rồi!”.

Nghe cô em kể như vậy, hai anh em lại trò chuyện về văn dối văn suông trong môi trường học đường hiện nay.

Với tôi, chuyện tương tự cũng đã gặp một s

Điểm số và thành tích

Cũng vì điểm số, vì thành tích mà nhiều thầy cô và học trò mải miết chạy theo, để rồi viết dối trở thành thói quen, chỉ cần điểm cao là mục đích cuối cùng! Học trò chắp vá như thế bắt nguồn từ đâu? Có phải là lỗi từ các em? Có thể một phần lỗi do học trò, nhưng cái gốc cần nhổ là từ chính thầy cô và cha mẹ. Tại sao lại như vậy?

Thứ nhất, nếu miêu tả cô giáo khác, ngợi ca cô giáo khác, cô giáo đang dạy sẽ phật lòng; thứ hai, chính trong gia đình cha mẹ cũng hướng cho con cái viết dối để đạt điểm cao. Hai lý do này trên thực tế không phải là ít, bởi vậy học trò đã biết nịnh khi viết về thầy cô mình. Nguy hiểm quá!

Một lần khác, dịp 20/11, một trung tâm khuyết tật tổ chức viết báo tường, bộ phận văn phòng hướng dẫn và gợi ý viết về giám đốc, vì giám đốc sắp chuyển nơi công tác.

Một nhân viên văn phòng lên các lớp phổ biến, khi tới lớp mà tôi từng dạy phổ biến, có một cô học trò hào hứng nói với các bạn sẽ viết về tôi (tôi công tác ở trung tâm này bốn năm). Cô nhân viên cắt ngang rằng chỉ được viết về thầy cô đang dạy ở trung tâm và hướng các em viết về vị giám đốc.

Nghe thế, các em cụt hứng. Các em không thể viết về người mình không yêu thích, không hiểu biết, thế thì tại sao lại bắt buộc các em như thế?

Học trò đem nỗi bức xúc của mình gọi điện kể cho tôi hay. Nghe trò kể, tôi rất buồn, buồn vì người lớn đang gieo giá trị ảo cho thế hệ trẻ.

Hiện nay, những bài văn “chắp vá”, “đồng phục” khá phổ biến. Bao giờ việc dạy và học văn trong trường học sẽ thật sự là nơi đề cao “văn học là nhân học”?

ố lần trong các bài văn mà học trò viết. Việc học trò miêu tả “chắp” cô giáo dạy mình năm trước để “vá” vào cô giáo đang dạy văn lớp mình là một điều đã trở nên bình thường trong nhiều trường.

0 BÌNH LUẬN