Trang chủ Cần biết Các thuốc trị ho tuyệt đối không được dùng khi mang thai,...

Các thuốc trị ho tuyệt đối không được dùng khi mang thai, mẹ bầu cần biết

0
183

Giai đoạn mang thai hay trong thời gian cho con bú, mẹ luôn lo lắng việc sử dụng thuốc trị ho sẽ ảnh hưởng tới bé yêu. Vậy lúc nào ho mẹ bầu nên dùng thuốc, loại thuốc nào có thể dùng và tuyệt đối không nên sử dụng ở thời điểm này?

Những nguyên nhân khiến bà bầu bị ho 

  1. Viêm đường hô hấp trên do nhiễm virus, vi khuẩn

Ho là triệu chứng xuất hiện do niêm mạc họng bị kích thích, hay gặp nhất là khi cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn khiến họng, thanh quản, phế quản bị viêm. Vào thời điểm giao mùa cuối tháng 3, đầu tháng 4, thời tiết nồm ẩm, nhiệt độ dao động 20-30 độ C là điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, sự thay đổi về hormon khiến sức đề kháng của các mẹ bầu suy giảm, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do vậy, các mẹ cần có biện pháp chủ động phòng bệnh để tránh ảnh hưởng thai nhi.

  1. Thay đổi hormon làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể mẹ bầu

Trong giai đoạn mang thai, hormon hCG và estrogen tăng cao, cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, ngay cả với sự thay đổi thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc lạnh, hanh khô hay ẩm ướt. Trong điều kiện này, niêm mạc đường hô hấp như niêm mạc mũi, họng có thể phản ứng lại, xuất hiện hiện tượng viêm, tăng xuất tiết. Và viêm, thương tổn kèm theo đờm, dịch tiết hô hấp chính là nguyên nhân kích thích gây ho.

  1. Trào ngược dạ dày khiến tổn thương niêm mạc họng

Bà bầu ốm nghén, nôn ói hay kích thước tử cung lớn chèn ép gây trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân khiến niêm mạc họng tổn thương, gây ho.

Do vậy, mẹ bầu cần có biện pháp chủ động phòng bệnh, để tránh ảnh hưởng sức khoẻ và thai nhi.

Những thuốc để trị ho mẹ bầu tuyệt đối không được dùng

  1. Terpin codein: Là chế phẩm kết hợp giữa Terpin hydrat và Codein.

Trong cuốn Dược Thư Quốc Gia Việt Nam (Tài liệu chính thức của Bộ Y tế ban hành nhằm cung cấp thông tinsử dụng thuốc đúng, hợp lý cho thầy thuốc và cán bộ y tế) có viết: “Codein không dùng cho người mang thai”:

– Codein chuyển hoá qua gan thành Morphin – chất chuyển hoá có hoạt tính.

Ở một số người có cơ địa chuyển hoá Codein thành Morphin nhanh hơn thường có nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại do ngộ độc opioid ngay cả ở liều kê đơn thường dùng. Các triệu chứng thường gặp khi ngộ độc baogồm: Rối loạn ý thức, buồn ngủ, thở nông, co đồng tử, buồn nôn, nôn, táo bón và chán ăn. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể xuất hiện các triệu chứng của suy giảm tuần hoàn và hô hấp, có thể đe dọa tính mạng và rất hiếm khi gây tử vong.

– Codein cũng chống chỉ định với phụ nữ cho con bú vì thuốc có thể qua sữa mẹ.

  1. Dextromethophan: Là thuốc phổ biến giúp giảm do cổ họng hoặc phế quản bị kích thích nhẹ như cảm lạnh thông thường. “Dextromethorphan được coi là an toàn khi dùng cho người mang thai và không có nguy cơ cho bào thai. Nhưng nên thận trọng khi dùng các chế phẩm phối hợp có chứa ethanol và nên tránh dùng trong khi mang thai. Một số tác giả khuyên người mang thai không nên dùng các chế phẩm có dextromethorphan” [1]. Do vậy nếu không có chỉ định bắt buộc của bác sĩ, bà bầu bị ho tuyệt đối không tự ý dùng thuốc này.
  1. Acetylcystein: Được chỉ định trong trường hợp ho có đờm bởi thuốc này có tác dụng  làm loãng đờm, tiêu đờm. Mặc dù tài liệu nghiên cứu về tính an toàn của Acetylcysstein khan hiếm, nhưng nó được coi là an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai[2]. Tuy nhiên, không chỉ phụ nữ mang thai mà ngay cả người bình thường khi sử dụng Acetylcystein cũng có thể gặp những tác dụng không mong muốn như: buồn nôn, nôn, tim đập nhanh (thường gặp), phát ban, phù, co thắt phế quản kèm phản ứng phản vệ (hiếm gặp).
  1. Thuốc ức chế bơm proton: Chỉ định trong trường hợp trào ngược dạ dày – thực quản, dẫn đến viêm đường hô hấp trên, gây ho, thường dùng nhất là Omeprazol và Esomeprazol:

– Chưa có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng Omeprazol, Esomeprazol trên phụ nữ mang thai, do vậy chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Trong thời gian cho con bú, Esomeprazol có khả năng gây ra các phản ứng có hại ở trẻ bú mẹ, vì vậy phải quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, tùy theo tầm quan trọng của việc dùng thuốc đối với người mẹ. [1]

0 BÌNH LUẬN