Cùng là gia cầm với nhau nên chế độ chăm sóc dành cho gà đen Indo so với các giống gà phổ biến tại Việt Nam cũng không quá nhiều khác biệt. Kỹ thuật nuôi gà mặt quỷ ở từng giai đoạn phát triển của gà cũng cần có những thay đổi hợp lý
Kỹ Thuật Nuôi Gà Mặt Quỷ Trong Tháng Đầu Tiên
Ở thời điểm khi mà mới bóc trứng chính là lúc người nuôi sẽ cần sự quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng. Yêu cầu về nhiệt độ lúc nào cũng phải được giữ ở mức 25 độ C, ở các mức nhiệt độ thấp hơn, gà con với sức chống chịu thấp sẽ rất dễ bị những ảnh hưởng không tốt cho quá trình phát triển
Tiếp theo về phần ánh sáng, khi úm gà thì thường một số lượng gà con nhất định sẽ được đưa vào một chuồng nuôi có diện tích phù hợp. Lúc này người nuôi sẽ cần phải cũng cấp đủ ánh sáng, và lượng ánh sáng cần là vừa đủ 24/24h. Lý do là để hạn chế thấp nhất tình trạng gà con giẫm đạp lên nhau, gây thương tích và giúp chúng dễ dàng tìm thấy những máng ăn, máng nước trong chuồng. Đẩy mạnh quá trình ăn uống đề gà mau ăn chóng lớn hơn
Đối với nguồn thức ăn cho gà mặt quỷ con, người nuôi nên sử dụng các loại bột tấm, bột cám cỡ nhỏ để khi ăn vào gà con sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn. Nguồn nước sẽ cần sạch và không nhiễm bệnh, để quá trình phát triển tốt hơn, người nuôi cũng có thể bổ sung một số loại vitamin cần thiết vào nguồn thức ăn, thức uống của gà. Các loại vitamin này có thể được tìm thấy ở những cửa tiệm chuyên bán thuốc cho các loại gia cầm
Với gà mặt quỷ, để chăm sóc tốt nhất và hạn chế tối đa khả năng chết vì các mầm bệnh có trong cơ thể, người nuôi cũng cần lập ra một kế hoạch tiêm chủng các loại vắc-xin hợp lý, vắc-xin sẽ giúp làm giảm đến 90% tỷ lệ tử vong cho gà kể từ lúc mới bóc trứng cho đến khi trưởng thành
Đối với gà con, sau khoản 1 tháng chăm sóc, cơ thể của chúng đã bắt đầu cứng cáp hơn, sức đề kháng cũng ổn định hơn, lúc này người nuôi cũng có thể bắt đầu thay đổi một chút trong quy trình trong chăm sóc. Cụ thể, vào ban ngày không cần sử dụng bóng đèn giữ nhiệt nữa, cho chúng tiếp xúc với nhiệt độ môi trường tự nhiên, cùng với đó có thể đưa gà mặt quỷ con ra những nơi khô ráo, thoáng mát để chúng được tự do bay nhảy nhua gà thả vườn. Vào ban đêm, vẫn nên sử dụng các bóng đèn để giữ nhiệt cho chuồng nuôi
Kỹ Thuật Nuôi Gà Mặt Quỷ Trong Giai Đoạn 1,5 -2 Tháng Tiếp Theo
Bắt đầu thời điểm khi gà đạt 1,5 tháng tuổi, quy trình úm gà coi như kết thúc tại đây, lúc này người nuôi sẽ chuyển sang chăm sóc gà một cách bình thường. Các loại thức ăn chính cho gà ở giai đoạn này đó là các loại thức ăn dạng bột hoặc hạt như tấm, cám, ngô say. Và để bổ sung lượng vitamin cần thiết cho quá trình phát triển của gà mặt quỷ, người nuôi cũng nên bổ sung các loại thức ăn chứa những chất này như rau, củ, quả, các loại sâu hay côn trùng cũng là những món ăn khoái khẩu cho chúng
Đối với gà mặt quỷ sau thời gian úm, người nuôi có thể áp dụng 2 kỹ thuật nuôi gà mặt quỷ chính, thứ nhất đó là nuôi nhốt công nghiệp, thứ hai là nuôi gà thả vườn. Đặc điểm giữa hai cách nuôi này là sẽ tạo ra những chú gà có những đặc điểm khác nhau, gà nuôi công nghiệp cơ thể mập mạp nhưng di chuyển khá chập chạp, cơ thể không được khỏe mạnh cho lắm. Đối với gà mặt quỷ nuôi thả vườn, cơ thể của chúng khá rắn chắc, thịt săn, di chuyển nhanh nhẹn và rất linh động vì được thương xuyên tự do bay nhảy. Nguồn thức ăn như thóc, ngô cũng giúp cơ thể gà phát triển khỏe mạnh và cơ thể cứng cáp hơn
– Cách tốt nhất để phòng trừ các căn bệnh hiểm cho gà là cần tiêm chủng vắc-xin đầy đủ và có lịch trình.
– Ngoài ra, để tránh mầm bệnh có thể sinh sôi và phát triển, chuồng nuôi lúc nào cũng cần phải khô ráo, thoáng mát, không để nước ứ đọng trọng chuồng.
– Xịt khuẩn thường xuyên để tiêu diệt các mầm bệnh trước khi chúng có thể sinh sôi
– Làm vệ sinh cho các vật dụng chăn nuôi gà mặt quỷ như máng ăn, máng uống,dụng cụ y tế, tiêm phòng
– Sử dụng những nguồn thức ăn và thức uống sạch
– Theo dõi và phát hiện sớm những con bị bệnh, đưa ra chuồng nuôi riêng để chưa trị, tránh để lây nhiễm cho cả đà
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Gà Mặt Quỷ”